Cách chăm sóc cây hương thảo

Tên tiếng anh: Rosemary
Tên khoa học: Rosmarinus officinalis
Cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, cây phù hợp với những khu vực có khí hậu nhiệt đới.
Chăm sóc cây giống hương thảo tại The seed garden

Đặc điểm của cây:
Cây hương thảo được trồng trong chậu tại The Seed Garden
+ Cây hương thảo có thân nhỏ, cây cao từ 20cm đến 1m, cây phân nhánh và mọc thành bụi.
+ Hương thảo có lá nhiều, hẹp, lá nhỏ hình dải, có mép gập xuống, không cuống, màu xanh sẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới.
+ Có hoa xếp 2 đến 10 ở các vòng lá, dài cỡ 1cm, màu lam nhạt hơi có màu hoa cà với những chấm tím ở phía trong các thuỳ 

Các bộ phận của cây hương thảo
+ Đặc biệt, cây hương thảo có mùi rất thơm, lá tươi hay lá khô đều thơm. Vì trong lá cây có chứa khoảng 1.3% là tinh dầu.
Tinh dầu hương thảo, thường có màu vàng trong, nhẹ hơn nước có mùi thơm khá mạnh, thường được dùng làm note đầu cho nước hoa
CÔNG DỤNG CÂY HƯƠNG THẢO
+ Trồng làm cây cảnh: Cây hương thảo có dáng nhỏ, đẹp, lại có mùi rất thơm nên được trồng nhiều trong nhà, sân vườn. Ngoài ra, cây được trồng trong chậu làm cây để bàn.
+ Mùi hương cây hương thảo có thể giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress nhanh nhất, giúp chống buồn ngủ, tạo hưng phấn khi làm việc.
+ Hương thảo còn có một số công dụng khác như: dùng làm dược thảo, làm gia vị trong các món ăn, mùi thơm làm tăng trí nhớ, làm đẹp, giúp xua muỗi.

+++ Các tác dụng của cây hương thảo đều do tinh dầu hương thảo có trong lá hoặc hoa

CÁCH CHĂM SÓC: Cây hương thảo là cây cần ánh nắng, nên thường được trồng ngoài trời
Vườn cây hương thảo tại The Seed Garden

+ Đất trồng: đất trồng cây hương thảo nên là đất tơi xốp (không nên trồng trên đất sét) và dễ thoát nước. Thông thường, cây hương thảo thường được trồng thành luống (để dễ thoát nước) hoặc nên trồng trên đất có độ đốc nhẹ. 
+ Phân bón: Cây hương thảo thích hợp với chế độ phân bón đều đặn với liều lượng thấp, việc bón phân sẽ giúp cây có thêm nhiều nhánh và lá xanh tốt. Và tốt nhất là sử dụng phân bón hữu cơ có bổ xung vi lượng nếu cần.
+ Tưới nước: Bạn chỉ cần tưới đẫm vào buổi sáng, nếu thời tiết hanh khô thì tưới nhẹ thêm một lần vào chiều giúp làm mát cây, chú ý không để nước đọng dưới đáy chậu sẽ làm bộ rễ cây hương thảo bị thối.
+++Lưu ý khi trồng hương thảo: Nếu thời tiết có mưa kéo dài thì đưa chậu cây hương thảo vào bên trong nhà.
Share:

Quy trình chưng cất hương thảo

Tinh dầu hương thảo ( Rosemary essential oil), thường được chiết xuất từ là và cành non của cây hương thảo, đôi khi là hoa của cây hương thảo. Tinh dầu hương thảo thường có màu vàng trong và có mùi thơm dễ chịu – nồng hơn mùi của là hương thảo và mùi sẽ dịu đi theo thời gian. 
Tinh dầu hương thảo với thành phần chính là a-pinene, 1,8-cineole, Camphene, Camphor, … được chứng minh là có tác dụng: kích thích mọc tóc rất tốt, giảm đau do viêm khớp, hỗ trợ tiêu hóa, giảm stress, hỗ trợ tuyến tiền liệt và đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc hít tinh dầu hương thảo có tác dụng tăng khả năng ghi nhớ, tăng độ tập trung. Và nó thường được dùng làm note đầu trong một số sản phẩm nước hoa.
H1. Cây hương thảo tại vườn The Seed
Để cây hương thảo cho hàm lượng tinh dầu cao và chất lượng tốt, cây nên được trồng ở vùng có nhiều ánh nắng, không ẩm ướt cây cần được bón phân hữu cơ (có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai) và tưới nước 3 ngày 1 lần trong mùa khô hạn.
H2. Vườn cây hương thảo
Vậy làm sao để thu được tinh dầu hương thảo?

Bước 0: Hãy trồng cho bạn một vườn hương thảo ^^
Bước 1: Lựa chọn phương pháp chiết xuất và thiết bị
Tại TSG, tinh dầu được từ cây hương thảo được thu bằng phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước ở nhiệt độ thấp sử dụng thiết bị mua tại PQ-Agri.
H3. Thiết bị chưng cất tinh dầu tại TSG
Bước 2: Thu hái nguyên liệu từ vườn
Nguyên liệu thường được thu hái bằng tay (nếu cây được chăm sóc tốt cứ mỗi 3 tháng sẽ cho thu hái 1 lần). Cành hương thảo được cắt với độ dài khoảng 15 cm (tính từ ngọn) ( tùy thuộc vào cây) – vì đây được chứng minh là phần có hàm lượng tinh dầu cao nhất và tốt nhất, cành quá già – đã hóa gỗ thường không còn cho hàm lượng tinh dầu cao. Tuy nhiên, do phải tỉa cành để tránh bệnh, một số cành cũng được cắt bỏ hẳn khỏi cây. 
Chú ý: 1 tuần trong thời gian thu hái không được tưới nước quá nhiều và trời không mưa. Vì quá nhiều nước sẽ dẫn tới hàm lượng tinh dầu thấp và chất lượng tinh dầu kém hơn. Trong quá trình thu hái tránh để cành bị dập

H4. Thu hái cành hương thảo
Bước 3: Rửa nguyên liệu (bước này chỉ cần thiết khi cây bị bám đất)
Bước 4: Nhập nguyên liệu vào thiết bị và lựa chọn các thông số vận hành như tỷ lệ nước/nguyên liệu, độ nén của nguyên liệu, nhiệt độ nồi đun, …
Bước 5: Tiến hành chưng cất
Trong quá trình này hỗn hợp thu được gồm 2 lớp: lớp dưới là nước + các hạt tinh dầu phân tán trong nước, lớp trên là tinh dầu + các hạt nước phân tán trong tinh dầu. Phần thu được tinh dầu sẽ là lớp trên (có màu vàng như hình dưới)
H5. Hỗn hợp sản phẩm chưng cất tinh dầu hương thảo
Bước 6: Làm khan
Sau khi lắng cạn để lấy phần tinh dầu + 1 ít nước, hỗn hợp trên cần được làm khan (loại bỏ nước hoàn toàn) bằng muối Na2SO4 khan, loại dùng trong thực phẩm. Và sau đó sẽ thu được tinh dầu hương thảo nguyên chất – có màu vàng trong và có mùi thơm dễ chịu.

H6. Sản phẩm tinh dầu hương thảo, màu vàng trong, mùi thơm dễ chịu


H7. Cành hương thao sau khi chưng 6 tiếng, vẫn còn màu xanh - cành không bị dập
  P/S: Nếu các bạn chỉ muốn làm một lượng ít đủ dùng, các bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ phòng thí nghiệm gồm: bếp đun, bình cầu, nhánh chiết và sinh hàn và mua cành hương thảo tươi về và làm tại nhà. Bộ dụng cụ có thể mua tại các cửa hàng hóa chất và thiết bị tầm giá dao động trong khoảng 4-5 triệu/bộ full. Nếu bạn có câu hỏi vui lòng click vào mục liên hệ.

Share:

Các tác dụng tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo - được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước. Thành phần chính của tinh dầu hương thảo bao gồm: p-cymene , linalool, g-terpinene, b-pinene, a-pinene, 1,8-cineole,  thymol, Terpinen-4-ol, Globulol, a-terpineol,.... Tinh dầu hương thảo có các tác dụng như: kích thích mọc tóc, giảm đau cơ, đau khớp,  giảm stress, tác dụng khá tốt trong việc tăng khả năng ghi nhớ, ...
Tinh dầu hương thảo tại The Seed Garden
1. Hỗ trợ tiêu hóa: Trị chứng khó tiêu, giảm đầy hơi, giảm đau bụng, giảm táo bón. Giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và kích thích thèm ăn. Ngoài ra nó còn có thể giải độc cho gan, điều hòa chức năng của túi mật (nơi tiết ra mật với thành phần chính là Natri Glycocholate và Natri Taurocholate, giúp cho quá tình tiêu hóa một phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa) . Hơn thế nữa, nó còn kích thích lưu thông máu giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. ( Bạn có thể cho lá hương thảo vào trong các món ăn có chứa thịt)
2. Chăm sóc tóc, sử dụng tinh dầu hương thảo thường xuyên kích thích mọc tóc nhanh và giúp tóc khỏe mạnh hơn, chống rụng tóc. Nó là một loại “thuốc bổ tuyệt vời” cho những người bị hói đầu hoặc có dấu hiệu của bệnh hói (hoặc bạn có thể sử dụng tinh dầu bưởi). Ngoài ra tinh dầu hương thảo còn làm chống khô da đầu và loại bỏ gàu. ( Có thể trộn với tinh dầu tràm và tinh dầu húng quế, ngoài ra bạn có thể trộn với dầu olive để dưỡng tóc bằng phương pháp dầu nóng).

Thu hái cây hương thảo để chưng cất tinh dầu
3. Chăm sóc răng miệng: Tinh dầu hương thảo có tính chất sát khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong miệng, qua đó làm giảm mùi khó chịu ở miệng, chống viêm nướu, ngừa sâu răng và xơ vỡ.
4. Chăm sóc da: tinh dầu hương thảo được sử dụng trong chăm sóc da không phổ biến như trong việc chăm sóc tóc, nhưng nó có tính kháng khuẩn và khử trùng nên nó có tác dụng trong việc xóa bỏ các vết tràm, viêm da, da nhờn và mụn trừng cá. Thường xuyên massage với tinh dầu hương thảo sẽ giúp da sáng bóng, loại bỏ da khô chết và giữ ẩm cho da bởi vì nó là thành phẩn chính trong các loại kem dưỡng ẩm cho da và các loại kem khác. 
5.  Tăng cường hoạt động tinh thần: Tinh dầu hương thảo là một loại thuốc bổ rất tốt cho não bộ và hệ thống dây thần kinh. Nó giúp tăng khả năng tập trung và tăng hiệu quả học tập. Nó kích thích hoạt động tinh thần giúp chống lại trầm cảm, tinh thần mệt mỏi và chứng hay quên. Hít tinh dầu hương thảo giúp nâng cao tinh thần ngay lập tức, khi bạn cảm thấy tâm trí mình mệt mỏi, khó tập trung, hãy hít tinh dầu hương thảo để loại bỏ sự nhàm chán và làm mới năng lượng tinh thần của bạn.
Một số nghiên cứu y khoa đã cho thấy là hít tinh dầu hương thảo trong quá trình làm bài thi giúp nâng cao điểm số. Đó cũng là lý do tại sao hiện nay các nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng tinh dầu hương thảo trong việc làm chậm quá trình của bện Alzheimer’s đối với một số bệnh nhân. 


Chưng cất tinh dầu hương thảo tại The Seed garden
6. Giải tỏa căng thẳng: Ngoài khả năng làm thư giãn bằng phương pháp trị hiệu hương thơm, việc hít tinh dầu hương thảo còn được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ của cotisol trong nước bọt – một trong những hormones gây ra sự căng thẳng cho cơ thể. Hàm lượng cortisol trong máu sẽ tăng cao do căng thẳng mãn tính gây ra và nó sẽ tàn phá cơ thể, làm mất cân bằng nội tiết tố và hiệu qủa trao đổi chất. Một nghiên cứu y khoa năm 2007 cho biết việc hít tinh dầu hương thảo hoặc tinh dầu hoa oải hương trong vòng 5 phút có khả năng làm giảm nồng độ cortisol trong nước bọt qua đó giảm các nguy hiểm vốn có phát sinh do căng thẳng mãn tính. 
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch: Các chất kháng oxi hóa những vũ khí lợi hãi để chống lại viêm nhiễm và bệnh tật trong cơ thể, do đó các thức ăn và tinh dầu có tính chất kháng oxi hóa đều có lợi ích rất to lớn đối với sức khỏe. Cũng trong nghiên cứu y khoa năm 2007 đồng thời với việc giảm nồng độ cortisol, việc massage và hít tinh dầu hương thảo còn giúp chống lại các bệnh có liên quan tới các gốc tự do, bao gồm ung thư và bệnh tim. 
8. Giảm đau: Tinh dầu hương thảo có khả năng giảm đau, nó thường được sử dụng để làm giảm các cơn đau đầu, đau cơ, thấp khớp hoặc viêm khớp. Nó có thể được sử dụng bằng các massage trực tiếp lên vùng bị đau hoặc tắm hơi có thêm tinh dầu hương thảo. 
9. Làm dầu thơm: Tinh dầu hương thảo có mùi thơm quyến rũ, nên nó có thể được sử dụng sử dụng làm  nốt đầu của nước hoa, nước xịt phòng, chất hỗ trợ làm đẹp, chất tạo mùi trong thực phẩm,dầu nến,... Khi hít tinh dầu hương thảo nó giúp thư thái tinh thần và thông đường thở. 
10. Hỗ trợ điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Những nghiên cứu gần đây chứng mình rằng các thành phần kháng khuẩn trong tinh dầu hương thảo có thể giúp giảm ảnh hưởng và khả năng tái viêm nhiễm của vi rut herpes – nguyên nhân gây ra bệnh mụn rộp sinh dục. Và nó là loại vi rút có khả năng kháng thuốc rất nhanh. Chính vì vậy mà việc sử dụng tinh dầu hương thảo như là một phương pháp thay thế cho các bệnh nhân đã bị kháng thuốc và các nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng đối với những đối tượng được nghiên cứu và thậm chí là khả năng lây nhiễm của virus. 
11. Hỗ trợ các vấn đề đường hô hấp: Tinh dầu hương thảo có hiệu quả trong việc điều trị các chứng như tắc ngẽn cổ họng, dị ứng đường hô hấp, cảm lạnh, viêm họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp. Nó cũng là thành phần trong dầu chống co thắt đối với các bệnh nhân viêm phế quản.



Share:

Một vài chú ý khi chăm sóc cây Hương Thảo-Rosemary

Cây hương thảo, có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là một cây rất dễ trồng, là của nó có mùi cuốn hút đặc trưng, nên thường được làm gia vị cho rất nhiều món ăn. Lá có thể sử dụng tươi hoặc khô (nên đươc làm khô bằng phương pháp sấy lạnh). 
Cây hương thảo tại The seed Garden

Hương thảo có nhiều giống khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc, đặc điểm sinh thái. Ở Việt Nam, hai loại cây hương thảo phổ biến là hương thảo Đà Lạt (tạm gọi như vậy, thực chất nó có nguồn gốc Địa Trung Hải)  và hương thảo rủ.

Cây hương thảo trồng trong chậu

Cây hương thảo có tuổi đời khoảng 30 năm, mỗi năm có thể cắt cành từ 2-3 lần tùy và điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng. 
Thu hoạch cành hương thảo sau 3 tháng trồng cây
Cây hương thảo có thể trồng ngoài trời, trong nhà kính hoặc trong chậu làm kiểng. Cây hương thảo là cây ưa nắng, không chịu được nước ngập, nó thích hợp với đất thịt nhưng phải dễ thoát nước, đất hơi acid (pH từ 6-7) - Có thể dùng thiết bị đo pH đất để xác định. Nó cần được chiếu sáng tối thiểu 6h một ngày và tốt nhất trong điều kiện chiếu sáng full sun - chiếu nắng cả ngày.

Nếu đất có đá sẽ không thích hợp cho cây hương thảo vì bộ rễ khá yếu, đất có đã sẽ bị nén chặt sau khi mưa và làm cho không thoáng khí. 

Cây hương thảo ít cần bón phân trong điều kiện canh tác hữu cơ và ngoài vườn, tuy nhiên nếu trồng trong chậu hoặc cây có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng như vàng lá thì cần được bổ xung vi lượng. 

Về việc tưới nước, như các loại cây khác nó phát triển tốt khi đạt độ ẩm tốt trong đất, tùy vào điều kiện khí hậu và đất trồng mà có thể 3 ngày hoặc 1 tuần tưới nước 1 lần. Nếu trồng cây trong chậu nhỏ thì cần tười nước mỗi ngày 1 lần nhưng tưới ít  nước và chậu cây phải thoát nước tốt. 

Cây hương thảo có thể kháng rất nhiều bệnh, nhưng nó thường bị nấm trong điều kiện thiếu nắng hoặc phần gốc cây không thoáng. Do đó, để tránh bị bệnh bạn có thể tỉa cây gọn gàng khi cần và để nơi có thể chiếu sáng nguyên ngày. 

Cây trồng từ cây con thì sau 3 tháng bạn có thể thu hoạch những cảnh hương thảo đầu tiên, bạn nên cắt cành trong khoảng 15 cm tính từ ngọn, đối với những cành bị tụt ngọn bạn nên tỉa bỏ hoàn toàn để cây có thể dưỡng sức nuôi các cành khác.


Theo Joseph Masabni and Stephen King
Assistant Professor and Extension Horticulturist, and former Associate Professor, Texas A&M Department of Horticultural Sciences; The Texas A&M University System
Lược dịch và thêm thắt bởi The Seed Garden.

Share:

Để ngăn ngừa các chất gây ung thư, hãy thêm một ít hương thảo vào trong thịt nướng

Cây hương thảo, một cây thuộc họ Bạc hà (Mint), nó là một loại gia vị phổ biến trong rất nhiều món ăn và nó có thể được sử dụng như một nhân tố để phòng chống ung thư. Việc phối trộn hương thảo vào trong bánh mỳ kẹp thịt nó có thể loại bỏ các hợp chất có thể gây ung thư sinh ra trong quá trình nướng thịt. 

J. Scott Smith, giáo sư ngành thực phẩm tại Đại học  Arkansas cho rằng, nhiều người không thích mùi của tinh dầu hương thảo, nhưng bạn có thể không cần tới nó, việc sử dụng một ít dịch chiết của hương thảo và cho lên trên bề mặt của miếng thịt sẽ không tạo mùi.

Cây hương thảo tại Theseedgarden

Smith và nhóm nghiên cứu của mình cho thấy rằng, chỉ với một lượng rất nhỏ dịch chiết hương thảo có thể làm giảm từ 30-100% lượng HCAs (heterocyclic amines). HCAs là một hợp chất có khả năng gây ung thư, nó xuất hiện trong quá trình nấu thịt bò, và nó được chứng minh là hàm lượng HCAs rất nhỏ và không phát hiện được khi đun nấu thịt bò tại nhiệt độ thấp hơn 178oC trong thời gian nhỏ hơn 1 phút , và nồng độ nó càng tăng khi nhiệt độ đun tăng và thời gian tăng. 

Tuy nhiên việc nấu ở nhiệt độ thấp và trong thời gian ngắn thì không mang lại hương vị ngon cần thiết, đồng thời với đó, theo khảo sát các sản phẩm trên thị trường hầu hết đều được nấu ở nhiệt độ lớn hơn 204oC. 


Chính vì vây, việc sử dụng dịch chiết cây hương thảo cho việc đun nấu ở nhiệt độ cao trở nên khả thi hơn, khả năng kháng oxi hóa tốt của cây hương thảo dựa vào hàm lượng cao các hợp chất phenolic có trong nó. 


Các hợp chất  rosmarinic acid, carnosol and carnosic acid có trong dịch chiết sẽ ngăn cản quá trình oxi hóa các protein tránh biến chúng thành HCAs. Ngoài cây hương thảo, các cây khác như basil, mint, sage, savory, marjoram, oregano and thyme cũng là những cây có chứa hàm lượng các chất kháng oxi hóa rất cao.

Trong một nghiên cứu khác tại trường Đại học kỹ thuật Đan Mạch (Technical University of Denmark) chỉ ra  rằng, việc cho hương thảo vào trong thịt có thể làm giảm đến 60% lượng Acrylamide sinh ra trong quá trình chiên, nướng các thực phẩm có chứa nhiều carbonhydrat. Acrylamide là một chất có thể gây ung thư và nó được chứng minh là có liên quan tới ung thư vú.

Theo Science Daily

https://www.newswise.com/articles/view/540969/
https://www.sciencedaily.com/releases/2008/02/080229142817.htm
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5834785/
Share:

Các tác dụng của hương thảo lên hệ thần kinh

Tinh dầu hương  thảo được chiết xuất từ lá của cây hương thảo, nó có rất nhiều công dụng và một trong những công dụng đó là giúp tăng cường khả năng ghi nhớ. 
Chiết xuất tinh dầu hương thảo tại Theseedgarden
Những chứng minh khoa học cho thấy, tinh dầu hương thảo có khả năng giúp những người trưởng thành khỏe mạnh ghi nhớ tốt các mục tiêu trong tương lai qua đó giúp đạt được các kết quả một cách tốt hơn - nghiên cứu bởi Jemma McCready và Dr Mark Moss từ trường đại học Northumbria (2013). Cũng trong nghiên cứu của nhóm này trước đó cho thấy, tinh dầu hương thảo có tác dụng làm tăng khả năng ghi nhớ dài hạn và khả năng tính nhẩm. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra thành phần 1,8-cineole có trong máu của những người làm thử nghiệm và được coi là có tác dụng lên các phản ứng sinh hóa trong cơ thể mà có tác dụng nhấn mạnh khả năng ghi nhớ. 

Cũng trong một nghiên cứu khác của trường địa học Northumbria công bố trên tạp chí Therapeutic Advances in Psychopharmacology, một lần nữa nhóm nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa nồng độ 1,8-Cineol trong máu và hiệu quả ghi nhớ. Trong nghiên cứu này cũng cho biết các terpene có thể đi vào máu qua niêm mạc tại mũi hoặc thông qua phổi, và nó có khả năng bẻ gãy các chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Không những làm tăng khả năng ghi nhớ ở người lớn, tinh dầu hương thảo cũng được chứng mình là có khả năng làm tăng ghi nhớ ở trẻ em. Trong nghiên cứu được công bố năm 2017 của Dr Mark Moss tại trường Đại học Victoria Earle of Northumbria. Tác giả cũng đề xuất cách giải thích cho tác động của tinh dầu hương thảo lên hệ thần kinh của trẻ là do các thành phần trong tinh dầu có thể ảnh hưởng tới các hoạt động điện trong não.

Không những vậy, viện nghiên cứu dược học Burnham cho rằng, các chất kháng oxi hóa có trong tinh dầu hương thảo như carnosic acid có khả năng hấp thu tốt các gốc tự do - nguyên nhân phá hủy các tế bào thần kinh dẫn tới suy giảm thần kinh, đột quỵ, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng Alzheimer's. Các kết quả này cũng được ủng hộ bởi một nghiên cứu khác tại trường đại học Saint Louis.

Theo
https://www.sciencedaily.com/releases/2012/02/120224194313.htm
https://www.sciencedaily.com/releases/2017/05/170502204545.htm
https://www.sciencedaily.com/releases/2007/10/071030102210.htm
https://www.sciencedaily.com/releases/2013/11/131115111524.htm
Share:

Tinh dầu hương thảo có tác dụng trị bệnh đường hô hấp

Trong một nghiên cứu mới đây được thực hiện tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cành hương thảo tại The Seed Garden (TSG) được nghiên cứu chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất trực tiếp bằng nước. Trong quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình sấy lên hiệu suất, thành phần cũng như hoạt tính của tinh dầu hương thảo.
Chưng cất tinh dầu hương thảo tại TSG

Kết quả nghiên cứu cho thấy ít có sự thay đổi về thành phần trong tinh dầu hương thảo khi sấy so với tươi. Các thành phần chính trong tinh dầu hương thảo là 1R-a-Pinene (26.252%), Eucalyptol (Cineole) (14.49%), Levoverbenone (L-Verbenone) (12.12%), Geraniol (6.36%). 
Thành phần tinh dầu hương thảo - hàm lượng L-Verbenone cao

Điều đặc biệt trong này là, hoạt chất L-Verbenone - được chứng minh là một hoạt chất rất tốt và được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các bệnh đường hô hấp. Không những vậy, khi so sánh với các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy hàm lượng L-Verbenone không có hoặc có rất ít. Đây có thể là một kết quả rất khả quan cho việc cây hương thảo trồng tại TSG có tác dụng tốt đối với các bệnh đường hô hấp. Và có thể là nguyên liệu tốt cho sản phẩm tinh dầu giải cảm và tinh dầu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng của TSG kết hợp với công ty CPQT AOTA.
Share:

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất